“Mặc dù hóa trị liệu đầy đau đớn, với những cơn đau đầu, buồn nôn, không thể nuốt trôi thức ăn, vẫn có một điều khiến tôi tiếp tục: để có thể quay lại với con gái tôi và gặp cháu trai của tôi. Chúng là tất cả mọi thứ trong cuộc đời tôi. Chúng là lý do khiến tôi có thể kiên trì vượt qua nỗi đau đớn của việc điều trị.” Đây là những lời của bà Razia Nasreen Sultana, một bệnh nhân ung thư vú 62 tuổi đến từ Bangladesh, người đã dũng cảm vượt qua tình trạng của mình bằng nước mắt và nụ cười, để bà có thể nhìn thấy các khuôn mặt hạnh phúc trong gia đình thân yêu của mình một lần nữa.
Bà Razia Nasreen Sultana, một bệnh nhân ung thư vú 62 tuổi đến từ Bangladesh, bắt đầu mắc bệnh ung thư cách đây ba năm. Ngay trong chuyến đi thăm con gái ở Canada, bà đã trở nên không khỏe. Bác sĩ không thấy vấn đề gì ở bà, và chỉ kê đơn vắc-xin viêm phổi vì bà bị hen.
“Tôi trở về từ Canada trong giai đoạn cuối của cuộc tổng tuyển cử ở Bangladesh, nên công việc rất vất vả. Tôi lại bị ốm một lần nữa. Tôi không ngờ rằng các triệu chứng lúc trước lại là phần mở đầu cho tình trạng nghiêm trọng này”, bà nói và kể lại việc làm thế nào để được kiểm tra kỹ lưỡng hơn.
“Tôi đã đi khám sức khỏe rất nhiều lần, kiểm tra rồi xét nghiệm. Cuối cùng tôi gặp một bác sĩ tim mạch, người khăng khăng yêu cầu tôi đi chụp X quang tuyến vú. Đến lúc đó tôi bắt đầu cảm thấy khá mất tinh thần khi cứ phải xét nghiệm đi xét nghiệm lại. Sau đó tôi được giới thiệu đến một bác sĩ phẫu thuật vú. Ông ấy nói rằng tôi có thể bị ung thư vú, nhưng cả ông ý cũng không chắc chắn.”
Bà Razia sau đó đã tham khảo dịch vụ hỗ trợ y tế của văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Bangladesh, nơi bà đã làm việc hơn 25 năm.
Công ty bảo hiểm sức khỏe của bà cho phép bà tiếp cận dịch vụ y tế tại Singapore hoặc Bangkok. Khi nhận được hồ sơ y tế và kết quả xét
nghiệm của bà, dịch vụ hỗ trợ y tế nhanh chóng khuyên bà nên tới điều trị ngay tại Bangkok, cụ thể là tại Bệnh viện Quốc tế Bumrungrad. Trước đây họ đã giới thiệu cho nhiều đồng nghiệp khác đến tìm cách điều trị ung thư ở đó. Một điểm cộng nữa là chi phí hợp lý hơn ở Singapore.
Vào ngày 14 tháng 2, bà Razia có mặt tại Trung tâm Ung thư Horizon, tại Bệnh viện Quốc tế Bumrungrad. Ngồi trước bà là bác sĩ Piyawan Kensakoo, một bác sĩ chuyên khoa ung thư phẫu thuật vú. “Bác sĩ nói với tôi rằng bà ấy chắc chắn 98% là tôi bị ung thư vú. Tôi đã hoàn toàn bị sốc. Vậy là tôi thực sự bị ung thư?” vẻ lo lắng thoáng hiện trên mặt bà khi bà nhớ lại sự việc đó. Bà càng trở nên hoảng hốt hơn khi cuối cùng được xác nhận rằng ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết của bà, một điều tiên lượng xấu cho các bệnh nhân.
Việc điều trị tại Horizon
Bác sĩ Piyanoot Jitthiang, một bác sĩ chuyên khoa ung thư đã tham gia vào để xử lý việc điều trị bằng hóa trị cho bà Razia.
“Tôi đã trải qua sáu đợt hóa trị mà tôi luôn phải nghiến răng suốt thời gian đó. Vào thời điểm làm hóa trị lần thứ tư, tôi cảm thấy rất yếu, mất tinh thần.
Trong tất cả những đau khổ đó, tôi nhận được sự chăm sóc rất tốt từ bác sĩ và toàn bộ đội ngũ của bà ấy, khiến tôi vẫn còn điều gì đó để cảm thấy dễ chịu, bất chấp những sự đau đớn và lo lắng. Họ không bao giờ làm tôi thất vọng.”
“Tôi đi lại đều đặn giữa bệnh viện ở Bangkok và nhà của tôi ở Dhaka. Tôi đã làm hết sức để trở lại như bình thường, đặc biệt là trong công việc.
Làm việc theo nhóm là rất quan trọng trong công việc của tôi và giao tiếp mặt đối mặt là bắt buộc. Một số vấn đề phải được cả nhóm đáp ứng.” Bà Razia rút ra sự so sánh giữa môi trường làm việc của chính bà và tinh thần đồng đội giống như thế mà bà đã chứng kiến ở đội ngũ đa ngành điều trị cho bà tại bệnh viện.
Nỗi đau kết thúc trong nụ cười
Vào tháng 7, bà Razia trải qua đợt hóa trị cuối cùng trước khi phẫu thuật. Khi vẫn đang trên đường từ sân bay về khách sạn, bà bảo chồng mình đưa bà đến thẳng phòng cấp cứu của bệnh viện. “Tôi thở gấp, tôi cảm thấy rất sợ. Ngay khi tôi đến bệnh viện, mẫu máu được lấy ngay lập tức. Bác sĩ Piyanoot được triệu tập khẩn cấp.” Khi bác sĩ vội vàng đến bệnh viện, bà nói với nhân viên phòng cấp cứu rằng họ không được để bà Razia ở một mình trong bất kỳ trường hợp nào.
“Tôi không nhớ bất cứ điều gì xảy ra sau đó. Tôi chỉ nhớ là thấy bác sĩ nói với chồng tôi rằng tôi đang trong tình trạng nguy kịch. Bà ấy giải thích với tôi rằng cần phải làm xét nghiệm này, xét nghiệm kia. Tôi hiểu được mọi điều, nhưng tôi quá yếu để có thể đáp lại.”
“
Sau đó là sáu tuần nữa cho đến khi tôi lấy lại đủ sức để trải qua ca phẫu thuật. Tất cả mọi thứ diễn ra tốt đẹp. Mọi người đều rất chuyên nghiệp. Tôi đợi kết quả xét nghiệm mẫu mô một lần nữa. Khi có kết quả, tôi thấy khó tin vào những gì mình nghe được. Sự đau đớn này đã thực sự kết thúc chưa?
Bác sĩ Piyanoot nắm tay tôi khi bà ấy nói với tôi rằng tôi đã khỏi ung thư, rằng đội ngũ chuyên khoa ung thư và phẫu thuật đã làm nên điều kỳ diệu, và cuối cùng đã loại bỏ ung thư khỏi cơ thể tôi. Tôi chưa bao giờ cảm thấy phấn khởi như thế kể từ khi mình bị ốm”, bà Razia nói và thuật lại sự nhẹ nhõm, hân hoan xảy ra trước cuộc phỏng vấn này chỉ một ngày.
Hóa trị: chất độc mang lại sự sống
“Lần đầu tiên khi biết mình bị ung thư, tôi đã nghiên cứu thông tin trên mạng về hóa trị, và sau đó tôi biết rằng đó là điều không thể tránh được. Đó là một chất độc, không nghi ngờ gì. Mặc dù hóa trị liệu đầy đau đớn, với những cơn đau đầu, buồn nôn, không thể nuốt trôi thức ăn,
vẫn có một điều khiến tôi tiếp tục: để có thể quay lại với con gái tôi và gặp cháu trai của tôi. Chúng là tất cả mọi thứ trong cuộc đời tôi. Chúng là lý do khiến tôi có thể kiên trì vượt qua nỗi đau đớn của việc điều trị”, bà Razia nói, cố gắng ngăn những giọt nước mắt.
Vào ngày tiếp theo, sau khi trả lời cuộc phỏng vấn này, con gái bà sẽ đến thăm bà tại Bangkok. Đó là lý do bà mỉm cười trong những giọt nước mắt. Bà nói để động viên những bệnh nhân ung thư khác: “
nếu có ai phải trải qua căn bệnh mà tôi đã trải qua, tôi muốn họ nghĩ về gia đình họ. Tất cả những người thân yêu của bạn muốn bạn vượt qua, để bạn có thể quay lại và sống cùng nhau. Tôi cảm thấy rất may mắn khi gia đình, các con và cháu tôi luôn dành cho tôi tình yêu thương và sự khích lệ của họ, thúc giục tôi tiếp tục chiến đấu với tất cả, để trở nên mạnh mẽ.
Điều quan trọng nhất tôi phải nói là nếu bạn biết mình bị ung thư, bạn phải tìm cách điều trị ngay lập tức. Đừng trì hoãn, bởi vì sự trì hoãn đó có thể xé bạn ra khỏi những người bạn yêu mãi mãi.”
For more information please contact: