“Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng liệu pháp miễn dịch hoàn toàn có thể làm tăng tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn di căn. Đây là một bước tiến lớn trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư của bệnh nhân và bác sĩ.”
Nếu bạn đang đọc điều này thì rất có thể bạn đã nghe nói về liệu pháp miễn dịch. Nhưng bạn có biết liệu pháp miễn dịch là gì không?
Nói một cách ngắn gọn,
liệu pháp miễn dịch giúp hệ thống miễn dịch của chính cơ thể bạn chống lại bệnh ung thư. Mặc dù liệu pháp miễn dịch đã được dùng với nhiều bệnh,
nghiên cứu mới nhất đã chỉ ra rằng nó có thể làm tăng triệt để tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư phổi trong giai đoạn di căn (giai đoạn tiến triển của ung thư, khi các tế bào ung thư lan sang một bộ phận khác trong cơ thể).
Đây là một bước tiến lớn trong cuộc chiến chống ung thư của bệnh nhân và bác sĩ.
Ung thư phổi ảnh hưởng đến một số lượng lớn bệnh nhân trên toàn thế giới. Nó có thể được chia thành hai loại là: ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi tế bào không nhỏ (NSCLC). Loại thứ hai chiếm tới 80% trong tổng số bệnh nhân ung thư phổi.
Trước đây, liệu pháp miễn dịch chỉ dựa vào thuốc để kích thích hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tấn công trực tiếp vào các tế bào ung thư. Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra protein PD-1, một loại protein có vai trò ngăn chặn hoặc “phanh lại” hoạt động của hệ thống miễn dịch của bệnh nhân ung thư phổi, cho phép một số tế bào ung thư sống sót sau cuộc tấn công.
Khám phá này đã mang lại những khả năng mới trong điều trị ung thư phổi. Thay vì chỉ đơn giản là kích thích hệ thống miễn dịch tấn công trực tiếp vào các tế bào ung thư, loại protein ngăn cản hệ thống miễn dịch tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư giờ đây có thể bị vô hiệu hóa. Điều này dọn đường cho hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào ung thư mà không bị cản trở.
Nghiên cứu khoa học đằng sau phương pháp điều trị mới này - được gọi là
Liệu pháp Chốt kiểm soát miễn dịch - đã giành giải thưởng Nobel về Sinh lý học và Y học về cho Giáo sư James Allison của Đại học California, Berkeley và Giáo sư Tasuku Honjo của Đại học Kyoto năm 2018.
Kể từ đó, FDA đã phê duyệt nhiều phiên bản thuốc chống PD-1 và PD-L1 để sử dụng trong Liệu pháp Chốt kiểm soát miễn dịch, để chữa trị các dạng ung thư khác nhau, bao gồm cả ung thư phổi tế bào không nhỏ. Các tùy chọn bao gồm pembrolizumab, nivolumab, atezolizumab hoặc durvalumab.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng việc giới thiệu các loại thuốc này mang tính cách mạng trong điều trị ung thư phổi. Trước đây, chỉ năm phần trăm bệnh nhân ung thư phổi di căn sống sót sau năm năm kể từ khi được chẩn đoán. Tuy nhiên, ngày nay, Liệu pháp Chốt kiểm soát miễn dịch bằng pembrolizumab đã tăng tỷ lệ này lên 15-20%. Khi kết hợp với hóa trị liệu hoặc các hình thức điều trị khác, liệu pháp miễn dịch sẽ làm tăng hơn nữa cơ hội sống cho bệnh nhân.
Liệu pháp miễn dịch đã trở thành hình thức điều trị chuyên dùng cho bệnh ung thư phổi tế bào không nhỏ. Sự ra đời của Liệu pháp Chốt kiểm soát miễn dịch mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn và sự thoải mái hơn cho bệnh nhân, và mở ra hy vọng lớn hơn về việc chữa khỏi hoàn toàn.
For more information please contact: